Mỡ máu là một bệnh lý liên quan mật thiết đến các thói quen sống hàng ngày. Bệnh thường khó phát hiện trong thời gian đầu. Chúng ta có thể được bác sĩ chẩn đoán bị máu nhiễm mỡ hay không sau khi có kết quả xét nghiệm máu. Vậy máu nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Kind Dss tìm hiểu về bệnh mỡ máu nhé!
Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu
Bệnh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu.
Một nguyên nhân khác quan trọng đó là do di truyền: đây là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.
Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,…
Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.
Các triệu chứng của bệnh mỡ máu
Bệnh mỡ máu thường không có hoặc có ít triệu chứng ban đầu khiến nó khó được phát hiện và làm người bệnh chủ quan. Các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong lòng mạch (nguy hiểm nhất là ở động mạch) lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn chèn ép lối đi của dòng máu. Điều này cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan, gây ra các hiện tượng như: đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, mệt mỏi,…
Đặc biệt khi các mảng bám lớn xuất hiện ở các mạch máu lớn ở tim, gan, thận gây tắc nghẽn mạch máu có thể khiến các cơ quan này ngừng hoạt động, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh mỡ máu có chữa trị được không và phương pháp như thế nào?
Do đặc điểm là phát triển chậm với các triệu chứng không rõ ràng nên việc phát hiện sớm bệnh này khá khó khăn. Vì thế đòi hỏi người bệnh phải thường xuyên chú ý đến sức khoẻ của mình và tiến hành xét nghiệm máu theo định kỳ. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi và hạn chế gây biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên chính vì khó khăn đó mà đa số các trường hợp bị bệnh đều được phát hiện khi bệnh nhân đã trong tình trạng nặng, khiến việc điều trị triệt để là rất khó khăn. Bệnh gây biến chứng trên nhiều cơ quan khác nhau, lúc này ngoài việc điều trị đưa chỉ số mỡ có trong máu về mức độ bình thường thì bạn còn phải điều trị các biến chứng xảy ra.
Các biến chứng này thường là: Xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan,… Lúc này, việc chữa trị rất mất thời gian và tốn kém chi phí.
Phương pháp điều trị hiệu quả:
- Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
- Tăng cường vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn, đặc biệt các bài tập giảm mỡ vùng eo bụng.
- Sống thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng.
- Dùng thuốc điều trị: trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên mỗi loại thuốc phù hợp với cơ địa của từng người khác nhau vì vậy cần có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, nên phối hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược.
Lưu ý: Nên phối hợp tất cả các phương pháp với nhau để cho hiệu quả tốt nhất. Khi kết quả điều trị thành công, các chỉ số mỡ trong máu trở lại mức bình thường thì vẫn nên giữ thói quen tốt nêu trên vì bệnh có khả năng tái phát dễ dàng, giữ lối sống khoa học và đi khám định kỳ thường xuyên để nắm chỉ số mỡ trong máu.
Nên ăn gì để kiểm soát mỡ máu?
Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của gia đình. Những người bị mỡ trong máu cao cần phải biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Sau đây là một số những điều lưu ý nên hay không nên để kiểm soát mỡ máu:
Những điều sau đây nên làm:
– Nên ăn nhạt.
– Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
– Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
– Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
– Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp “trục xuất” các muối mật ra ngoài.
– Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên thu nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
– Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả múi/tép hơn là ép lấy nước uống.
– Ăn nhiều tỏi.
– Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh…) thay cho ăn thịt.
– Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân. Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.
– Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc trứng vịt.
– Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)
– Nên uống đủ nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh).
Những điều sau đây không nên làm:
Những thực phẩm sau chứa hàm lượng cholesterol cao mà những người bị mỡ máu nên tránh xa:
– Muối: Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
– Đồ uống có cồn: Bệnh nhân bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.
– Đường: Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt.
– Thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.
– Thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao: Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật.
– Không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol.
– Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
– Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật…
– Chất béo (lipid) no: Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân nhiễm mỡ máu.
– Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Mỡ máu là một bệnh tương đối phổ biến và liên quan nhiều đến thói quen sống hàng ngày. Để kiểm soát bệnh tốt nhất, cần có một chế độ sinh hoạt khoa học trong ăn uống và luyện tập, đồng thời nên sử dụng thực phẩm chức năng có tác dụng kiểm soát mỡ máu.